Banner
Banner đại hội đảng PC
Banner đại hội đảng điện thoại

Nội soi gắp dị vật tăm nhọn xuyên thủng ruột

(Cập nhật: 30/1/2023)

Trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới, các bác sĩ khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã gắp thành công chiếc tăm tre nhọn dài khoảng 3cm xuyên thủng tá tràng cho nữ bệnh nhân 56 tuổi. Bệnh nhân bình an sau ca nội soi khó đã mang lại nụ cười đầu xuân đầy ý nghĩa cho đội ngũ thầy thuốc bệnh viện.

Bệnh nhân là bà T.T.H (56 tuổi) ở xã Quảng Long, huyện Hải Hà. Theo gia đình cho biết, từ 30 Tết bà H. bị đau bụng âm ỉ, đau nhiều khi vận động từ 30 Tết, song do vào đúng dịp nghỉ lễ nên không đi khám ngay. Tình trạng đau ngày càng tăng, ăn uống kém, bệnh nhân được đưa đến khám tại Trung tâm y tế tuyến dưới với chẩn đoán dị vật đường tiêu hóa và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.


Kíp can thiệp khoa Thăm dò chức năng thực hiện nội soi gắp dị vật cho bệnh nhân H.  

Trên phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh dị vật hình que dài khoảng 30mm nằm ở đoạn D2 tá tràng. Bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày tá tràng gây mê lấy dị vật. Kíp bác sĩ khoa Thăm dò chức năng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiến hành nội soi kiểm tra và phát hiện một dị vật là tăm tre nhọn, một đầu cắm xuyên niêm mạc ruột, một đầu tự do, xung quanh có dịch mủ chảy. Quá trình nội soi lấy dị vật gặp khó khăn do nhu động ruột bị kích thích, co thắt liên tục khiến đầu tăm di động và có xu hướng cắm hết qua thành ruột vào ổ bụng.

Sau gần 1 tiếng nỗ lực, tăm nhọn dài hơn 3cm đã được lấy ra thành công trong niềm vui của cả ê-kíp. Hiện, sức khỏe bệnh nhân ổn định, đỡ đau bụng, được chuyển về khoa Ngoại tiếp tục theo dõi, điều trị kháng sinh chống viêm.


Tăm nhọn xuyên thủng niêm mạc ruột, đầu tăm phía trong ruột chỉ còn vài milimet lọt ổ bụng.


Tăm tre nhọn được rút ra từ niêm mạc ruột qua hình ảnh nội soi.

Bác sĩ CKI Lê Bá Sinh, khoa Thăm dò chức năng, người trực tiếp thực hiện nội soi cho biết: “Trường hợp bị tăm nhọn cắm thủng ruột như của bà H. không phải hiếm gặp, tuy nhiên đây là ca khó, bởi bệnh nhân đau bụng gần 1 tuần mới vào viện khám, khi đó dị vật đã xuyên sâu vào niêm mạc ruột, gây viêm và sắp lọt vào ổ bụng, đầu tăm phía trong chỉ còn chừng 2-3mm. Hơn nữa, dị vật này lại nằm ở vị trí có nhiều nếp gấp niêm mạc, nhu động ruột co bóp, di động liên tục khiến việc tiếp cận đầu tăm nhỏ càng thêm khó khăn. Có những lúc kíp nội soi không thấy được dị vật, tưởng tăm nhọn đã lọt ổ bụng, nguy cơ phải chuyển mổ nội soi để lấy dị vật. Tuy nhiên, chúng tôi không bỏ cuộc, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để bằng mọi cách tiếp cận đầu tăm ẩn hiện trong ổ mủ có giả mạc. Sự cố gắng của cả ê-kíp đã được đền đáp, đoạn tăm nhọn dài 3 cm đã được lấy ra ngoài an toàn”.

Trước đó, khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận và nội soi gắp thành công nhiều trường hợp bị hóc dị vật như: xương cá, cúc áo, răng giả, đồng xu… trong đường tiêu hóa. Nguy hiểm của các dị vật này, nhất là cái dị vật sắc nhọn như tăm tre có thể di chuyển xuống ruột gây thủng ruột. Để lâu ngày dị vật đâm xuyên ra ổ bụng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe ổ bụng, viêm phúc mạc, khi đó bệnh nhân sẽ phải trải qua một cuộc mổ mới có thể loại bỏ dị vật. Ca can thiệp thành công đã mang đến niềm vui đầu năm mới vô cùng ý nghĩa cho đội ngũ y, bác sĩ trong khoa, hơn nữa giúp bệnh nhân tránh được cuộc phẫu thuật nặng nề, nhanh chóng về đoàn tụ cùng gia đình.


Tăm tre dài hơn 3cm được lấy ra ngoài an toàn, giúp bệnh nhân tránh cuộc phẫu thuật gây mê nặng nề.

Khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhân có thói quen ngậm tăm sau khi ăn. Để phòng ngừa, các bác sĩ khuyến cáo: Mọi người nên bỏ thói quen ngậm tăm sau ăn, vì có thể bất cẩn, vô ý nuốt phải. Ngoài tăm nhọn, nguy cơ dị vật trong quá trình ăn uống, như: xương cá, răng giả… rất dễ gặp phải, thường xảy ra ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Vì vâỵ, cần tập trung ăn uống, nhai kỹ và bỏ các thói quen không tốt để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường ăn, đường thở. Khi phát hiện nuốt hoặc hóc dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử trí kịp thời. Trong trường hợp đau bụng âm ỉ kéo dài không rõ nguyên nhân, cần đến cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác, điều trị tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra về sau./.

Hà Trang, phòng TT&HCQT

(Lượt đọc: 393)

Tin tức liên quan

  • Quảng cáo
    • Banner đại hội đảng PC
  • Cấp cứu 115
  • Đường dây nóng
  • Khuyến cáo phòng chống bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Đại hội đảng
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
    • Bất động sản Việt Nam