PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG SỌ HỞ
(Cập nhật: 26/6/2022)
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG SỌ HỞ
I. Đại cương.
- Lún sọ được xác định khi bản ngoài xương sọ bị vỡ nằm dưới bản trong xương sọ bình thường ở xung quanh, là tổn thương hay gặp của chấn thương sọ não và cần xử trí cấp cứu ngoại khoa. Lún sọ có thể kín hoặc hở, sạch hay bẩn và gặp ở bất kì vị trí nào trên xương sọ như vùng đỉnh, trán, chẩm và thái dương hay vùng nền sọ, trong đó lún sọ hở có nguy cơ gây nhiễm khuẩn vào trong sọ, đặc biệt lún sọ ở vùng xoang tĩnh mạch. Nguyên nhân thường gặp là tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt… Điều trị có thể bảo tồn hoặc phẫu thuật.
II. Chỉ định phẫu thuật.
- Hầu hết các trường hợp lún sọ hở cần được chỉ định phẫu thuật, dùng kháng sinh phối hợp, phổ rộng, bao vây, từ 2 đến 7 ngày.
III. Điều trị bảo tổn:
Cần được chỉ định thận trọng khi có các yếu tố:
- Vết thương sach, ít gây nguy cơ nhiễm trùng, xa nơi lún sọ.
- Không có bằng chứng rách màng cứng.
- Diện lún nhỏ hơn 1cm.
- Không liên quan đến xoang trán.
- Không có tụ máu lớn trong sọ.
- Không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
IV. Chuẩn bị.
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên thần kinh
- Hai phụ mổ
- Kíp gây mê: Bác sĩ gây mê, KTV phụ gây mê, nhân viên trợ giúp
- Kíp dụng cụ: Dụng cụ viên, chạy ngoài
2. Người bệnh:
- Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biếnchứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Người bệnh được vệ sinh, gội đầu, tắm rửa sạch. Tóc có thể cạo hoặc không, nhịn ăn uống trước mổ ít nhất 6h.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ đại phẫu, một số dụng cụ chuyên về phẫu thuật thần kinh, thuốc, dịch truyền…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. Các bước tiến hành
1. Tư thế:
- Tùy theo thương tổn lựa chọn tư thế thích hợp
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Bước 1: Người bệnh gây mê toàn thân, thường nội khí quản
- Bước 2: Xác định đường rạch da : theo vết thương hay hình chữ U bao quanh diện lún xương.
- Bước 3: Xử lý tổn thương.
- Bóc tách tổ chức dưới da, bộc lộ vùng xương vỡ lún, chú ý bản trong bao giờ cũng lún rộng hơn bản ngoài, Nâng xương vỡ lún, cố gắng bảo tồn màng não. Các dị vật phải lấy bỏ
- Nếu màng não rách phải vá kín phục hồi lại tối đa.
- Mảnh xương rời ra phải được làm sạch và đặt lại, trừ trường hợp xương vỡ
vụn làm nhiều mảnh, bẩn.
- Khâu treo màng cứng, đặt một dẫn lưu ngoài màng cứng. Cầm máu tốt để
tránh tụ dịch, máu ngoài màng cứng.
- Bước 4: Đóng vết mổ 02 lớp (bắt buộc), có thể kèm dẫn lưu
Một số thể đặc biệt:
- Lún sọ kiểu bóng bàn: Thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Nếu lún ít thì chỉ định mổ còn tùy thuộc vào xác định có rách màng cứng hay tụ máu lớn kèm theo hay không. Nếu lún nhiều thì cần phải có can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật hay thủ thuật : khoan 1 lỗ cạnh diện lún xương và dùng dụng cụ để nâng mảnh xương lún lên.
- Lún sọ vùng xoang tĩnh mạch : Điều trị bảo tồn trong trường hợp không có rò dịch não tủy hay tắc xoang. Nếu xác định có tắc xoang tĩnh mạch thì cần phải có can thiệp ngoại khoa, khi đó tùy vào vị trí, mức độ tổn thương thì có thể vá xoang hay thắt xoang tĩnh mạch, điều trị thuốc chống đông sau mổ.
VI. Theo dõi và xử lý tai biến
- Theo dõi
. Toàn thân: Thở, mạch huyết áp
. Tình trạng thần kinh
. Chảy máu sau mổ
. Dẫn lưu sọ
. Viêm màng não, não ( đặc biệt nếu có rách màng cứng kèm theo)
- Xử trí tai biến
. Chảy máu: mổ lại để cầm máu, truyền máu
. Động kinh: thuốc điều trị động kinh
. Viêm màng não: chọc dịch, cấy v
(Lượt đọc: 358)
Tin tức liên quan
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều