RẠCH ÁP XE TÚI LỆ
(Cập nhật: 27/11/2017)
RẠCH ÁP XE TÚI LỆ
I. ĐẠI CƯƠNG
Áp xe túi lệ là hậu quả của quá trình viêm nhiễm cấp tính ở túi lệ và tổ chức xung quanh vùng túi lệ. Chích áp xe túi lệ nhằm tạo đường dẫn lưu để làm mủ thoát ra khỏi ổ áp xe túi lệ.
II. CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp áp xe túi lệ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Áp xe đang trong tình trạng viêm tỏa lan.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt được đào tạo.
2. Phương tiện
Dao phẫu thuật số 11, bông gạc.
3. Người bệnh
Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Có thể gây tê tại vùng quanh túi lệ bằng thuốc tê hoặc rạch trực tiếp vùng áp xe mà không cần gây tê (với các trường hợp áp xe nặng).
3.2. Kỹ thuật
- Sát trùng vùng áp xe bằng betadin 10%.
- Dùng dao rạch ở vùng trung tâm (đỉnh) của khối áp xe. Mở rộng để tạo điều kiện cho mủ và chất hoại tử thoát ra dễ dàng.
- Ấn làm cho mủ thoát ra đường rạch.
- Băng.
- Tiếp tục dùng kháng sinh toàn thân, giảm đau, giảm phù.
- Chuẩn bị phẫu thuật nối thông túi lệ mũi hoặc cắt bỏ túi lệ sau 2 - 4 tuần.
- Bảo đảm lỗ rò liền.
VI. THEO DÕI
- Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Hướng dẫn người bệnh thay băng sau 3 giờ. Tra thuốc, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Chảy máu: băng ép.
(Lượt đọc: 5415)
Tin tức liên quan
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều