THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM SAU SINH EDINBURGH
(Cập nhật: 24/6/2022)
THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM SAU SINH EDINBURGH
THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM SAU SINH EDINBURGH (EDINBURGH POSTNATAL DEPRESSION SCALE – EPDS)
1. ĐẠI CƯƠNG
Thang đánh giá trầm cảm sau sinh Edinburgh được Cox J.L., và cộng sự phát triển năm 1987, được sử dụng để sàng lọc những triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh từ 6 đến 8 tuần.
- Cấu trúc:
Thang đánh giá trầm cảm sau sinh Edin burgh gồm 10 đề mục, mô tả các triệu chứng trầm cảm mà phụ nữ sau khi sinh có thể mắc phải. Mỗi đề mục có 4 phương án trả lời, mỗi một mức độ tương ứng với một điểm số.
2. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân rối loạn trầm cảm sau sinh
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh nhân loạn thần
4. CHUẨN BỊ
- Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.
- Xử lí kết quả theo cách đánh giá và tính điểm như sau:
- Tổng điểm được tính bằng tổng các điểm số của các câu trả lời. Mức độ trầm cảm được đánh giá như sau:
Không có trầm cảm: 0 – 9 điểm;
Có trầm cảm: ≥ 10 điểm.
6. THEO DÕI
- Theo dõi đánh giá sau những đợt điều trị ngắn hạn và dài hạn.
- Theo dõi đánh giá kết quả điều trị.
7. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
- Chưa thấy báo cáo tai biến và cách xử trí trong y văn
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cox J.L., Holden J.M., Sagovsky R. (1987). "Detection of postnatal depression: development of the 10-item Edinburgh Postnatal Depression Scale". Br J Psychiatry 150: 782–786
Phụ lục: Bộ câu hỏi trắc nghiệm
1- Tôi có thể cười và xem xét các sự kiện dưới khía cạnh hài hước.
0 = luôn luôn có thể.
1 = hiện giờ không nhiều như trước.
2 = rõ ràng hiện giờ có giảm sút.
3 = hoàn toàn không thể.
2- Tôi mong đợi mọi việc một cách đầy hứng thú.
0 = tôi bao giờ cũng như vậy.
1 = hơi giảm hơn so với trước đây.
2 = rõ ràng giảm so với trước đây.
3- Tôi đã tự khiển trách mình một cách không cần thiết khi có chuyện sai*
0 = chưa bao giờ.
1 = không thường xuyên lắm.
2 = thỉnh thoảng.
3 = luôn luôn.
4- Tôi đã lo âu hoặc lo lắng không lý do.
0 = hoàn toàn không có.
1 = hiếm khi.
2 = thỉnh thoảng.
3 = thường xuyên.
5- Tôi đã cảm thấy lo sợ hoặc hoảng loạn một cách không hợp lý*
0 = Hoàn toàn không có.
1 = Không nhiều lắm.
2 = Thỉnh thoảng.
3 = Rất nhiều khi.
6- Mọi việc trở nên cực kỳ khó khăn đối với tôi
0 = Tôi luôn giải quyết tốt như trước đây.
1 = Phần lớn thời gian tôi xử lý khá tốt.
2 = đôi khi tôi không thể xử lý tốt như thường lệ
3 = phần lớn thời gian tôi không thể xử lý mọi thứ.
7- Tôi cảm thấy không vui nên khó ngủ*
0 = Hoàn toàn không có.
1 = Không thường xuyên.
2 = Thỉnh thoảng.
3 = Hầu hết thời gian.
8- Tôi cảm thấy buồn hoặc khốn khổ*
0 = Hoàn toàn không.
1 = Không thường xuyên.
2 = Thường xuyên.
3 = Hầu hết thời gian.
9- Tôi cảm thấy không vui và khóc*
0 = chưa bao giờ.
1 = chỉ thỉnh thoàng.
2 = thường xuyên.
3 = hầu hết thời gian.
10- Ý nghĩ làm hại bản thân xuất hiện trong tôi*
0 = không bao giờ.
1 = hiếm khi.
2 = thỉnh thoảng.
3 = thường xuyên.
(Lượt đọc: 748)
Tin tức liên quan
- THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM NGƯỜI GIÀ (GERIATRIC DEPRESSION SCALE – GDS)
- THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM THANH THIẾU NIÊN (REYNOLDS ADOLESCENT DEPRESSION SCALE – RADS)
- THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM HAMILTON (HAMILTON DEPRESSION RATING SCALE – HDRS)
- THANG TRẦM CẢM BECK
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH THẦN KINH NĂM 2017
- Quy trình Lão Khoa
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều