QUY TRÌNH KỸ THUẬT THANG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY (ADLS)
(Cập nhật: 24/6/2022)
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THANG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY (ADLS)
I. ĐẠI CƯƠNG
Hoạt động chức năng trong sinh hoạt hàng ngày là những hoạt động tự chăm sóc ai cũng cần phải thực hiện như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân… trong một ngày. Thang đánh giá hoạt động hàng ngày (ADLs) và thang đánh giá hoạt động hàng ngày có sử dụng công cụ, phương tiện (IADLs) là thước đo để đánh giá hoạt động chức năng không chỉ trên bệnh nhân yếu liệt, tổn thương thần kinh- tâm thần mà còn là một trong những thành phần quan trọng trong dánh giá lão khoa toàn diện. Kết quả lượng giá cho biết mức độ giảm khả năng của người khuyết tật, khi muốn đánh giá mức độ cần hỗ trợ, nhu cầu cần phục hồi chức năng và đánh giá kết quả của chương trình can thiệp
II. CHỈ ĐỊNH
- Đánh giá thực hiện hoạt động chức năng trong sinh hoạt hàng ngày được chỉ định cho mọi trường hợp khuyết tật, đặc biệt khi muốn đánh giá mức độ cần hỗ trợ, nhu cầu cần phục hồi chức năng và đánh giá kết quả của chương trình can thiệp. Tuy nhiên, nó thường được chỉ định nhiều hơn trong các trường hợp sau:
- . Người bệnh liệt
- . Người khuyết tật thần kinh, tâm thần
- . Người khuyết tật chậm phát triển trí tuệ
- . Người bệnh mắc bệnh mãn tính, suy giảm sức khỏe
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có chống chỉ định.
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 bác sĩ và 01 điều dưỡng viên
2. Phương tiện, dụng cụ,
Ngoài buồng làm trắc nghiệm tâm lí yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ, thì cần phải có:
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm.
- Bộ xử lí kết quả
- Bút, giấy trắng
- Máy tính, máy in.
3. Hồ sơ bệnh án
- Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, chẩn đoán bệnh
- Tiền sử sản khoa và tiền sử bệnh tật liên quan.
4. Người bệnh
- Có thể được quan sát trực tiếp khi đang thực hiện các hoạt động hoặc phỏng vấn qua người chăm sóc chính.
- Quan sát trực tiếp: Người bệnh được giải thích về mục đích đánh giá và họ sẽ thực hiện các hoạt động theo yêu cầu, dưới sự quan sát của người đánh giá. Cũng có thể đánh giá, quan sát người bệnh ở những thời điểm họ đang thực hiện các hoạt động này, cách này thường được sử dụng trên thực tế.
- Phỏng vấn người chăm sóc chính: Với những người bệnh nặng hoặc không có khả năng giao tiếp (hôn mê, chậm phát triển trí tuệ, khó khăn ngôn ngữ…), người đánh giá sẽ hỏi người chăm sóc chính về từng hoạt động để từ đó người đánh giá sẽ xác định mức độ thực hiện hoạt động của người bệnh.
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh
2. Kiểm tra người bệnh
- Phù hợp với tiêu chuẩn đề ra.
- Giải thích cho bệnh nhân hiểu về chỉ định làm trắc nghiệm tâm lí, tính an toàn của kĩ thuật để bệnh nhân hợp tác trong quá trình thực hiện .
3. Thực hiện kỹ thuật
- Cán bộ trắc nghiệm tiếp nhận bệnh nhân có chỉ định thực hiện trắc nghiệm tâm lý hướng dẫn cho họ trả lời toàn bộ các câu hỏi của thang đánh giá.
- Yêu cầu người bệnh lần lượt thực hiện các hạng mục cần đánh giá.
- Quan sát người bệnh thực hiện các hạng mục cần đánh giá hoặc phỏng vấn người chăm sóc chính.
VI.THEO DÕI
- Theo dõi hành vi, cảm xúc và sự hợp tác của người bệnh trong quá trình ghi.
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Không có tai biến của kĩ thuật và cách xử trí trong y văn.
(Lượt đọc: 736)
Tin tức liên quan
- THANG ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TÂM THẦN TỐI THIỂU (MMSE)
- THANG ĐÁNH GIÁ LO ÂU HAMILTON
- THANG ĐÁNH GIÁ LO ÂU ZUNG
- THANG ĐÁNH GIÁ HƯNG CẢM YOUNG (YOUNG MANIA RATING SCALE – YMRS)
- THANG LO ÂU- TRẦM CẢM- STRESS (DASS 21)
- THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM SAU SINH EDINBURGH
- THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM NGƯỜI GIÀ (GERIATRIC DEPRESSION SCALE – GDS)
- THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM THANH THIẾU NIÊN (REYNOLDS ADOLESCENT DEPRESSION SCALE – RADS)
- THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM HAMILTON (HAMILTON DEPRESSION RATING SCALE – HDRS)
- THANG TRẦM CẢM BECK
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều