VS.QTKT.NC.10.QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP VI KHUẨN TỪ BỆNH PHẨM PHÂN
(Cập nhật: 6/7/2020)
VS.QTKT.NC.10.QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP VI KHUẨN TỪ BỆNH PHẨM PHÂN
I. MỤC ĐÍCH
Mô tả quy trình kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi và trả kết quả bệnh phẩm mủ, áp xe cho nhân viên phòng nuôi cấy thực hiện.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho các nhân viên phòng nuôi cấy, khoa Vi sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
III. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- Diagnostic Microbiology – 4thEdition – Washington, Philadelphia
- Bergey’s Manual of Determinative Bacteriology-9thEdition-William & Wilkin
- Manual of Clinical Microbiology – 8thEdition – Washington DC – Patrick R.Murray.
- Kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh lâm sàng (Nhà xuất bản Y học, 2006).
IV. TRÁCH NHIỆM
- Nhân viên xét nghiệm khoa vi sinh- Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy trình
- Người thực hiện: cán bộ xét nghiệm đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên nghành vi sinh, làm việc tại khoa Vi sinh- Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
V.ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Giải thích thuật ngữ
- Không áp dụng
Từ viết tắt
- SOP = Quy trình chuẩn (Standard of Procedure)
- KXN = Khoa Xét nghiệm
- MC = Thạch Mac Conkey
- TCBS = Thiosulfat Citrate Bile Salt Sucrose
- SS = Thạch SS
VI. NGUYÊN LÝ
Vi khẩn gây bệnh được cấy trên các môi trường chọn lọc ưu tiên cho các vi khuẩn này phát triển và ức chế các vi khuẩn cộng sinh khác làm cho việc phân lập và định danh các loại vi khuẩn gây bệnh dễ dàng hơn.
VII. TRANG THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ
Thiết bị
- Tủ an toàn sinh học
- Tủ ấm Memmert
- Kính hiển vi
Dụng cụ
- Đèn cồn
- Que cấy
- Giá để bệnh phẩm
- Dầu soi
Hóa chất, thuốc thử
- Thạch MC, thạch kiềm, TCBS, pepton kiềm
- Các môi trường, hóa chất cho định danh vi khuẩn
- Bộ thuốc nhuộm Gram
VIII. NỘI DUNG
- Để đĩa thạch vào tủ ấm 37OC trong 10 - 15 phút. Đối với yêu cầu cấy phân tìm vi khuẩn tả thì cấy vào 1 đĩa thạch kiềm, 1 đĩa TCBS, 1 ống pepton kiềm; còn nếu yêu cầu cấy tìm vi khuẩn gây bệnh khác thì cấy vào 1 đĩa MC hoặc SS.
- Lấy một lượng phân nhỏ chỗ có nhày, máu, mũi.
- Cấy vùng nguyên uỷ, đốt que cấy rồi cấy phân vùng để dễ phân lập.
- Đối với bệnh phẩm phân được bảo quản trong môi trường bảo quản
+ Mẫu phải được trộn đều.
+ Nhỏ 2 giọt lên mỗi môi trường MC hoặc SS , TCBS, thạch kiềm tùy theo yêu cầu xét nghiệm;
+ Cấy đường thẳng và zigzăc để dễ phân lập;
- Các môi trường sau khi cấy được để vào tủ ấm 37oC /18-24h
- Phết 1 tiêu bản nhuộm Gram để nhận định bạch cầu, sơ bộ đánh giá có hình ảnh của phẩy khuẩn Gram âm không.
IX. DIỄN GIẢI KẾT QUẢ
Sau 24h kiểm tra khuẩn lạc trên đĩa môi trường:
- Trên môi trường MC: quan sát các khuẩn lạc không lên men lactose (không làm đổi màu môi trường). Nếu có khuẩn lạc không lên men đường: bắt khuẩn lạc này vào giá đường ngắn và ngưng kết với kháng huyết thanh của Salmonella hoặc Shigella, E. coli gây bệnh.
- Trên môi trường SS: quan sát các khuẩn lạc không lên men lactose (không làm đổi màu môi trường) và sinh h2s ( đỉnh khuẩn lạc có màu đen). Nếu có khuẩn lạc không lên men đường và sinh h2s : bắt khuẩn l lạc này vào giá đường ngắn và ngưng kết với kháng huyết của Salmonella. Nếu có khuẩn lạc không lên men đường và không sinh h2s : bắt khuẩn l lạc này vào giá đường ngắn và ngưng kết với kháng huyết của Shigella.
- TCBS, thạch kiềm : Quan sát sự phát triển của vi khuẩn:
Trên đĩa thạch kiềm có khuẩn lạc tròn, lồi, nhẵn, bóng (dạng S), trong như giọt sương, nhuộm soi có hình ảnh phẩy khuẩn Gram âm thì sẽ cấy chuyển và lên men đường ngắn, nếu test oxydase dương tính thì sẽ định danh tiếp. Trên đĩa thạch TCBS nếu thấy khuẩn lạc dạng S, màu vàng, tiến hành như đối với nuôi cấy trên thạch kiềm
- Làm kháng sinh đồ với các chủng gây bệnh.
- Trả kết quả:
+ Nuôi cấy dương tính: phân lập được các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Shigella, Vibrio→Trả kết quả theo vi khuẩn gây bệnh.
+ Nuôi cấy âm tính: khi phân lập không có vi khuẩn gây bệnh trả: “không có vi khuẩn gây bệnh”.
X. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
- Các môi trường nuôi cấy phải kiểm tra hàng tuần trước khi sử dụng
- Thuốc nhuộm kiểm tra hàng tuần
- Kết quả QC phải có sự ghi chép
XI. AN TOÀN
- Phải cẩn thận khi tay tiếp xúc với mẫu bệnh phẩm và thực hiện đúng qui trình.
- Xử lý tất cả các bệnh phẩm tránh lây nhiễm.
XII. HỒ SƠ LƯU
- Không áp dụng
XIII. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- Không áp dụng
(Lượt đọc: 11195)
Tin tức liên quan
- VS.QTKT.NC.09.QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP VI KHUẨN TỪ NƯỚC TIỂU
- VS.QTKT.NC.08.QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP BỆNH PHẨM MỦ, ÁP XE
- VS.QTKT.NC.07.QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP VI KHUẨN TỪ DỊCH MÀNG BỤNG
- VS.QTKT.NC.06.QUY TRÌNH NUÔI CẤY VÀ PHÂN LẬP VI KHUẨN TỪ DỊCH NÃO TUỶ
- VS.QTKT.NC.05.QUY TRÌNH NUÔI CẤY BỆNH PHẨM DỊCH HẦU HỌNG
- VS.QTKT.NC.04.QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP BỆNH PHẨM ĐỜM, DỊCH RỬA PHẾ QUẢN
- VS.QTKT.NC.03.QUY TRÌNH NUÔI CẤY VÀ ĐỊNH DANH VI NẤM BẰNG PHUƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG
- VS.QTKT.NC.02.QUY TRÌNH NUÔI CẤY VÀ ĐỊNH DANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG
- VS.QTKT.NC.01.QUY TRÌNH CẤY PHÂN VÙNG
- VS.QTKT.HT.19.QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM TEST NHANH TÌM KÝ SINH TRÙNG SÔT RÉT
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều