XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC GIANG MAI ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ MÁU TOÀN PHẦN VÀ THÀNH PHẦN MÁU BẰNG KỸ THUẬT NGƯNG KẾT HỒNG CẦU /VI HẠT THỤ ĐỘNG
(Cập nhật: 24/11/2017)
XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC GIANG MAI ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ MÁU TOÀN PHẦN VÀ THÀNH PHẦN MÁU BẰNG KỸ THUẬT NGƯNG KẾT HỒNG CẦU /VI HẠT THỤ ĐỘNG
I. NGUYÊN LÝ
Những hạt gelatin được gắn với các thành phần kháng nguyên của virus Giang mai sẽ tạo ngưng kết nếu trong huyết thanh hay huyết tương của bệnh nhân có chứa kháng thể kháng Giang mai.
II. CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân có phản ứng Giang mai dương tính với test nhanh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ khoa Huyết học – Truyền máu
- Kỹ thuật viên khoa Huyết học – Truyền máu
2. Bệnh phẩm:
2ml máu tĩnh mạch, ly tâm 3000 vòng/phút/10 phút lấy huyết thanh hoặc huyết tương
3. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất
- Trang thiết bị:
+ Máy ly tâm
+ Micropipette 10-100 μl
+ Ống nhỏ giọt
- Sinh phẩm hóa chất, vật tư tiêu hao
+ Bộ sinh phẩm TPHA
· Reagent A : Reconstituting Solution
· Reagent B : Sample Diluent
· Reagent E : Positive Control
· Reagent C : Sensitized particles. Dạng đông khô khi tiến hành xét nghiệm được pha loãng với 0.6 ml Reagent A.
· Reagent D : Con trol particles. Dạng đông khô khi tiến hành xét nghiệm được pha loãng với 1.0 ml Reagent A.
+ Phiến nhựa 96 giếng
+ Đầu côn
- Trang bị an toàn:
+ Nguyên tắc an toàn phòng xét nghiệm
+ An toàn hóa chất
4. Phiếu xét nghiệm
Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.
V. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
1. Nội kiểm
- Thực hiện chứng âm đồng thời cùng với mẫu xét nghiệm.
- Thực hiện chứng dương mỗi khi pha mới 1 bộ Reagent C + Reagent D: mẫu thử là Reagent E làm như quy trình trên mẫu xét nghiệm bệnh nhân.
2. Thực hiện kỹ thuật
- Bước 1. Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 3 giọt (75µl) dung dịch pha loãng huyết thanh (Dung dịch B) vào giếng số 1 và 1 giọt (25µl) vào giếng số 2 và số 3.
- Bước 2. Dùng pi-pet vi lượng nhỏ 25µl huyết thanh hoặc huyết tương bệnh nhân vào giếng 1, trộn đều → hút 25 µl chuyển sang giếng 2.
- Bước 3. Trộn đều dung dịch trong giếng 2 và sau đó chuyển 25µl sang giếng 3, trộn đều → hút bỏ đi 25 µl. Giếng 3 đạt được độ pha loãng 1:16.
- Bước 4. Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt (25µl) dung dịch treo có hạt không gắn kháng nguyên (Dung dịch D) vào giếng 2 và 1 giọt (25µl) dung dịch treo hạt có gắn kháng nguyên (Dung dịch C) vào giếng 3.
- Bước 5. Trộn đều các dung dịch trong giếng thật kỹ bằng một máy trộn (máy dung lắc tự động) hoặc lắc bằng tay bằng cách gõ nhẹ vào thành phiến nhựa 5- 6 lần , đậy kín mặt khay, đặt vào một chỗ bằng phẳng và để ở nhiệt độ phòng (15- 30°C) trong 2 giờ, sau đó đọc kết quả.
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Kiểm tra chất lượng bộ thuốc thử bằng kết quả khi tiến hành chứng dương.
- Đọc kết quả ở Giếng số 2 trước (giếng chứng âm) kết quả có giá trị khi giếng số 2 không ngưng kết tiến hành đọc kết quả bệnh nhân
- Đọc kết quả của bệnh nhân ở giếng số 3
+ Âm tính: Không thấy sự ngưng kết hạt quanh các giếng tạo ra
+ Dương tính: Có sự ngưng kết hạt hình răng cưa, hình dù tại giếng.
VII. GHI CHÚ
- Một số nguyên nhân dẫn tới sai kết quả:
+ Huyết thanh hoặc huyết tương lẫn hồng cầu, máu bị tán huyết.
+ Giếng thứ hai ngưng kết do huyết thanh có Fibrinogen
+ Phiến nhựa bẩn
- Khắc phục:
+ Tuân thủ quy trình đã được phê duyệt
+ Trường hợp nghi ngờ lấy lại mẫu và tiến hành lại xét nghiệm.
(Lượt đọc: 2909)
Tin tức liên quan
- VẬN CHUYỂN MẪU MÁU DÂY RỐN ĐÔNG LẠNH
- VẬN CHUYỂN TẾ BÀO GỐC ĐÔNG LẠNH
- THU THẬP MÁU DÂY RỐN ĐỂ PHÂN LẬP TẾ BÀO GỐC
- KHÁM, TUYỂN CHỌN NGƯỜI HIẾN TẾ BÀO GỐC
- GẠN HỒNG CẦU ĐIỀU TRỊ
- GẠN BẠCH CẦU ĐIỀU TRỊ
- LỌC BẠCH CẦU TRONG MÁU TOÀN PHẦN
- NGUYÊN TẮC LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC - ĐÔNG MÁU
- QUY TRÌNH LẤY MÁU TĨNH MẠCH LÀM XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC- ĐÔNG MÁU
- QUY TRÌNH LẤY MÁU TĨNH MẠCH VÀO TÚI DẺO
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều