GÂY TÊ THÂN DÂY THẦN KINH TRỤ VÙNG CỔ TAY
GÂY TÊ THÂN DÂY THẦN KINH TRỤ VÙNG CỔ TAY
I. Định nghĩa
Phong bế dây thần kinh trụ bằng cách tiêm thuốc tê tại chỗ ở vùng cổ tay.
II. Chỉ định
1, Phẫu thuật bàn tay khi phối hợp với phong bế dây thần kinh quay và giữa.
2, Bổ sung khi gây tê đám rối không phong bế được dây thần kinh trụ.
III. Chống chỉ định
Dị ứng với thuốc tê.
IV. Chuẩn bị
1/ Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức
2/ Phương tiện: bơm 10ml, kim tiêm 20-22G, bông cồn sát khuẩn, máy và kim dò dây thần kinh nếu có (Stimulator)
3/ Người bệnh: nằm ngửa, cẳng tay ở tư thế ngửa, bàn tay gấp nhẹ.
V. Các bước tiến hành
1/ Mốc giải phẫu: nếp gấp cổ tay đi qua mỏm trâm trụ, động mạch quay.
2/ Điểm thông thường: giao điểm giữa nếp gấp cổ tay với bờ ngoài của động mạch quay.
3/ Hướng chọc thông thường: kim vuông góc với mặt da, sát ngay bờ trong của động mạch trụ cho đến khi người bệnh có cảm giác tê bì hoặc rung giật cơ của ngón nhẫn và út ( độ sâu từ 5-10mm). Để phong bế nhánh lưng của dây thần kinh trụ, tiếp tục tiêm thấm thuốc tê dọc theo nếp gấp cổ tay về phía trong cho đến giữa mặt lưng của cổ tay.
4/ Dấu hiệu cần tìm: cảm giác tê bì hoặc rung giật cơ ở vùng dây thần kinh trụ chi phối (khi dùng máy dò dây thần kinh).
5/ Cách tiêm thuốc: hút nhẹ thử trước khi tiêm và tiêm thuốc nếu không có máu.
6/ Thuốc tiêm và liều: 2-3ml (điểm chọc), 5-7ml (tiêm thấm) lidocain 0,5-1% hoặc mepivacain 1% hoặc bupivacain 0,25-0,5% hoặc etidocain 1% phối hợp với bupivacain. Tránh dùng các thuốc tê có adrenalin.
VI. Theo dõi và xử lí tai biến
1/ Theo dõi tri giác, nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy cũng như mức độ phong bế thần kinh của vùng chi mong muốn.
2/ Theo dõi, phát hiện các tác dụng phụ và tai biến.
a. Chọc vào ổ khớp khuỷu, rút kim và có thể chọc lại.
b. Tổn thương dây thần kinh trụ.
c. Tổn thương động mạch trụ.
(Lượt đọc: 5416)
Tin tức liên quan
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều