TĂNG HUYẾT ÁP (Huyễn vựng)
TĂNG HUYẾT ÁP (Huyễn vựng)
I. ĐẠI CƯƠNG:
Tổ chức Tăng huyết áp Thế giới và Uỷ ban Quốc gia Cộng lực Hoa kỳ (1997) đều thống nhất một người lớn bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90mmHg.
Định nghĩa này đơn giản nhưng có nhược điểm là trị số huyết áp không hoàn toàn ổn định và huyết áp thay đổi theo tuổi, giới...
Chẩn đoán xác định
Cần phải chẩn đoán sớm và đúng đắn bệnh THA. Chủ yếu bằng cách đo huyết áp theo đúng các quy định đã nêu trên. Tuy nhiên điều quan trọng là nên tổ chức những đợt khám sức khỏe để khám xét toàn diện nhằm phát hiện sớm những trường hợp tiềm tàng hoặc chưa có triệu chứng.
Chẩn đoán giai đoạn tăng huyết áp
Có hai cách phân giai đoạn, trong đó phân giai đoạn của tổ chức y tế thế giới chi tiết và thích hợp hơn.
Theo tổ chức y tế thế giới (1996) chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I:Tăng huyết áp thật sự nhưng không có tổn thương thực thể các cơ quan.
Giai đoạn II:Có ít nhất một trong các biến đổi các cơ quan sau:
Dày thất trái: Phát hiện bằng lâm sàng, X quang, điện tim, siêu âm.
Hẹp lan tỏa hay từng vùng các động mạch võng mạc (giai đoạn I và II đáy mắt của Keith-Wagener-Baker).
Thận:Anbumine niệu vi thể, Protein niệu, uré hoặc créatinine máu tăng nhẹ.(1.2-2 mg%).
Có hình ảnh mãng vữa xơ động mạch trên siêu âm hoặc X quang (ở động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch chậu hoặc động mạch đùi)
Giai đoạn III:Có dấu hiệu chức năng và thực thể do tổn thương các cơ quan đích:
Tim: Suy tim trái, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
Não: Tai biến mạch não thoáng qua, xuất huyết não, tiểu não hoặc thân não. Bệnh não tăng huyết áp. Loạn thần do mạch não (vascular dementia)
Đáy mắt: Xuất huyết võng mạc xuất tiết có hay không có phù gai thị (giai đoạn III và IV) các dấu hiệu này là đặc biệt của giai đoạn ác tính (giai đoạn tiến triển nhanh).
Các biểu hiện khác thường gặp ở giai đoạn III nhưng không đặc hiệu lắm của tăng huyết áp.
Thận: Creatinine huyết tương tăng rõ (> 2mg%), suy thận.
Mạch máu: Phồng tách, bít tắc động mạch, tắc động mạch ngoại biên có triệu chứng rõ.
Tăng HA ác tính hay tiến triển nhanh là một hội chứng gồm có:
Huyết áp tối thiểu rất cao trên 130mmHg.
Đáy mắt giai đoạn III và IV theo Keith-Weigener.
Có biến chứng ở thận, tim, não.
Bệnh nhân trẻ tuổi dưới 40.
Tiến triển nhanh, tử vong trong vòng 2-3 năm.
Phân loại HA ở người lớn ≥ 18 tuổi (theo JNC VII, 2003)
Tăng huyết áp |
HA tâm thu (mmHg) |
|
HA tâm trương (mmHg) |
HA bình thường Tiền THA THA giai đoạn 1 THA giai đoạn 2 |
< 120 120 - 139 140 – 159 ≥ 160 |
và hoặc và/ hoặc hoặc |
< 80 80 – 90 90 - 99 ≥ 100 |
II. ĐIỀU TRỊ:
A.YHHĐ:
Chế độ điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống): Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay không.
Giảm cân nặng nếu thừa cân:
Chế độ giảm cân cần đặc biệt được nhấn mạnh ở những bệnh nhân nam giới béo phì thể trung tâm (béo bụng).
Việc giảm béo phì đã được chứng minh làm giảm được cholesterol và giảm phì đại thất trái.
Không áp dụng chế độ này cho phụ nữ có thai bị THA.
Hạn chế rượu:
Nếu dùng quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ tai biến mạch não ở bệnh nhân THA, làm tăng trở kháng với thuốc điều trị THA.
Một số điều tra cho thấy nếu dùng lượng rượu thích hợp thì có thể làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành (hiệu ứng ngược).
Do đó lượng rượu nếu có dùng cần hạn chế ít hơn 30 ml ethanol/ngày (ít hơn 720 ml bia, 300 ml rượu vang và 60 ml rượu Whisky).
Tuy nhiên, với một số dân tộc mà số cân nặng không nhiều (như người dân nước ta) thì lượng rượu nếu có dùng chỉ nên bằng một nửa lượng rượu nói trên.
Tăng cường luyện tập thể lực:
Nếu tình huống lâm sàng cho phép nên khuyến khích bệnh nhân tập thể dục đều.
Chế độ luyện tập cần đều đặn ít nhất 30 - 45 phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần.
Với những bệnh nhân có triệu chứng hoặc nguy cơ bệnh mạch vành cần phải cho bệnh nhân làm các nghiệm pháp gắng sức thể lực trước khi quyết định cho bệnh nhân chế độ tập thể lực.
Chế độ ăn:
Giảm muối (Natri), đã được chứng minh làm giảm số huyết áp và nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân THA. Chế độ ăn giảm muối nên thực hiện với lượng muối < 6 g NaCl/ngày hoặc < 2,4 g Natri/ngày.
Duy trì đầy đủ lượng Kali khoảng 90 mmol/ngày, đặc biệt ở bệnh nhân có dùng thuốc lợi tiểu để điều trị THA.
Bảo đảm đầy đủ calcium và magnesium.
Chế độ ăn hạn chế các mỡ động vật bão hoà, hạn chế các thức ăn giàu Cholesterol.
Bỏ thuốc lá: Cần hết sức nhấn mạnh để bệnh nhân cương quyết từ bỏ hút thuốc lá trong mọi trường hợp, vì đây là một trong những nguy cơ mạnh nhất của các biến chứng tim mạch.
Các thuốc điều trị tăng huyết áp
Thuốc chẹn bêta giao cảm (bảng 7-5):
Bảng 7-5.Các loại thuốc chẹn bêta giao cảm hay dùng.
Các loại thuốc |
ISA |
Liều đầu |
Liều duy trì |
Loại chẹn chọn lọc b1 |
|||
Atenolol |
|
50 mg |
25- 100 mg |
Betaxolol |
|
10 mg |
5 - 40 mg |
Bisoprolol |
|
5 mg |
2,5 - 20 mg |
Metoprolol |
|
50 mg x 2 |
50 - 450 mg |
Metoprolol XL |
|
50-100 mg |
50 - 400 mg |
Acebutolol |
+ |
200 mg x 2 |
200 - 1200 |
Các thuốc không chọn lọc |
|||
Propranolol |
|
40 mg x 2 |
40 - 240 mg |
Propranolol LA |
|
40 - 80 mg |
60 - 120 mg |
Timolol |
|
10 mg x 2 |
20 – 60 |
Pindolol |
+ |
5 mg x 2 |
10 - 60 mg |
Carteolol |
+ |
2,5 mg |
2,5 - 10 mg |
Penbutolol |
+ |
20 mg |
20 - 80 mg |
Thuốc chẹn cả bêta và alpha giao cảm |
|||
Labetalol |
|
100 mg x 2 |
200 - 1200 mg |
Carvedilol |
|
6,25 mg x 2 |
12,5- 1200 mg |
Các thuốc chẹn alpha giao cảm (bảng 7-6):
Bảng 7-6.Các thuốc chẹn alpha giao cảm thường dùng.
Các loại thuốc |
Biệt dược |
Khởi đầu |
Duy trì |
Doxazosin mesylate |
Cardura |
1 mg |
1-16 mg |
Prazosin hydrochloride |
Minipress |
1 mg x 2 |
1-20 mg |
Terazosin hydrochloride |
Hytrin |
1 mg |
1-20 mg |
Các thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương:
Các thuốc khác tác động lên hệ giao cảm:
Bảng 7-7.Các thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương và ngoại vi
Tên thuốc |
Biệt dược |
Liều đầu |
Duy trì |
Thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương |
|||
Clonidine |
Catapres |
0,1 mg x 2 |
0,1 - 1,2 mg |
Methyldopa |
Aldomet, Dopegyt |
250 mg x 2-3 |
250-2000 mg |
Thuốc tác động lên hệ giao cảm ngoại vi |
|||
Guanfacine |
Tenex |
1 mg |
1 - 3 mg |
Guanabenz |
Wytensin |
4 mg x 2 |
4 - 64 mg |
Thuốc có tác dụng hỗn hợp |
|||
Reserpine |
|
0,5 mg |
0,01- 0,25 mg |
Các thuốc lợi tiểu:
Bảng 7-8.Các loại thuốc lợi tiểu thường dùng.
Loại thuốc |
Liều đầu |
Duy trì |
Nhóm Thiazide |
||
Benzthiazide |
25 mg x 2 |
50-100 mg |
Chlorothiazide |
500 mg |
125-1000 mg |
Chlorothalidone |
25 mg |
12,5-50 mg |
Hydrochlorothiazide |
25 mg |
12,5 - 50 mg |
Hydroflumethiazide |
50 mg |
50- 100 mg |
Indapamide |
1,25 mg |
2,5 - 5,0 mg |
Methylchlothyiazide |
2,5 mg |
2,5 - 5 mg |
Metolazone |
2,5 mg |
1,25-5 mg |
Quinethazone |
50 mg |
25-100 mg |
Lợi tiểu tác động lên quai Henle |
||
Bumetanide |
0,5 mg uống hoặc tiêm TM |
0,5-5,0 mg |
Ethacrynic acid |
50 mg uống hoặc tiêm TM |
25-100 mg |
Furosemide |
20 mg uống hoặc tiêm TM |
20-320 mg |
Torsemide |
5 mg uống hoặc tiêm TM |
5-10 mg |
Lợi tiểu giữ kali |
||
Amiloride |
5 mg |
5-10 mg |
Spironolactone |
50 mg |
25-100 mg |
Triamterene |
50 mg x 2 |
50 - 200 mg |
Các thuốc chẹn kênh canxi:
Bảng 7-9.Các thuốc chẹn kênh canxi thường dùng.
Tên thuốc |
Biệt dược |
Liều ban đầu |
Duy trì |
|
|||
Nhóm Dihydropyridine (DHP) |
|
||||||
Nifedipine |
Adalate |
10 mg |
10-30 mg |
||||
NifedipineXL,LL |
Adalate LA |
30 mg |
30-90 mg |
||||
Amlordipine |
Amlor |
5 mg |
2,5-10 mg |
|
|||
Isradipine |
|
2,5 mg x 2 |
2,5-10 mg |
|
|||
Nicardipine |
|
20 mg x 4 |
60-120 mg |
|
|||
Felodipine |
Plendil |
5 mg |
2,5-10 mg |
|
|||
Nhóm Benzothiazepine |
|
||||||
Diltiazem SR |
|
60-120mgx2 |
120-360 mg |
|
|||
Diltiazem CD |
|
180 mg |
180-360 mg |
|
|||
Diltiazem XR |
|
180 mg |
180-480 mg |
|
|||
Nhóm Diphenylalkylamine |
|
||||||
Verapamil |
|
80 mg |
80-480 mg |
|
|||
VerapamilCOER |
|
180 mg |
180-480 mg |
|
|||
Verapamil SR |
Isoptine |
120 mg |
120-480 mg |
|
|||
Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC):
Bảng 7-10. Các thuốc tác động lên hệ Renin-Angiotensin.
Thuốc |
Biệt dược |
Liều đầu |
Liều duy trì |
Các thuốc ức chế men chuyển |
|||
Captopril |
Capoten, Lopril |
25 mg |
50 - 450 mg |
Enalapril |
Renitec |
5 mg |
2,5 - 40 mg |
Benazepril |
Lotensin |
10 mg |
10 - 40 mg |
Fosinopril |
Monopril |
10 mg |
10 - 40 mg |
Lisinopril |
Zestril |
5-10 mg |
5 - 40 mg |
Moexipril |
Univasc |
7,5 mg |
7,5 - 30 mg |
Quinapril |
Accupril |
5-10 mg |
5 - 40 mg |
Ramipril |
Altace |
2,5 mg |
1,25 - 20 mg |
Trandolapril |
Mavik |
1-2 mg |
1 - 4 mg |
Perindopril |
Coversyl |
2-4 mg |
4 mg |
Các thuốc ức chế thụ thể AT1 |
|||
Losartan |
Cozaar |
|
25 - 100 mg |
Valsartan |
Diovan |
|
80 - 320 mg |
Irbesartan |
Avapro |
|
150 - 300 mg |
Telmisartan |
Micardis |
|
20 - 160 mg |
Các thuốc đối kháng với thụ thể AT1 của Angiotensin II: Đây là các thuốc khá mới trong điều trị THA và suy tim.
Các thuốc giãn mạch trực tiếp:
Bảng 7-11.Các thuốc giãn mạch trực tiếp.
Thuốc |
Biệt dược |
Liều đầu |
Liều duy trì |
Hydralazine |
Apresolin |
10 mg |
50 - 300 mg |
Minoxidil |
Loniten |
5 mg |
2,5 - 100 mg |
Các thuốc hạ huyết áp dùng theo đường truyền tĩnh mạch:
Bảng 7-12.Các thuốc điều trị THA theo đường tĩnh mạch.
Thuốc |
Liều dùng |
Chú ý |
Sodium Nitroprusside - Tác dụng: tức thời - Kéo dài: 2-3 phút |
Truyền TM: 0,5 -10 mg/kg/phút |
Là thuốc lựa chọn ưu tiên, có thể gây tụt áp, nôn, nguy cơ ngộ độc cyanide ở bệnh nhân suy gan, hen. Phải bọc kỹ tránh ánh sáng |
Diazoxide - Tác dụng: 1-5 phút - Kéo dài: 6-12 giờ |
Tiêm: 50-100 mg, nhắc lại 5-10 phút, tổng liều 600 mg. Truyền TM: 10-30 mg/phút |
Nhịp nhanh, tụt HA, nôn, tăng đường máu. Có thể làm tăng thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân NMCT, làm nặng thêm suy tim, tách thành ĐMC |
Labetalol - Tác dụng: 5-10 phút - Kéo dài: 3-6 giờ |
Tiêm: 20-80 mg, nhắc lại 5-10 phút, tổng liều 300mg. Truyền TM: 0,5-2 mg/phút |
Có thể gây tụt áp, bloc nhĩ thất, suy tim, co thắt phế quản, nôn, THA bùng lại khi ngưng. Có thể ít tác dụng ở bệnh nhân đã dùng chẹn bêta |
Nitroglycerin - TD: 1-2 phút - KD: 3-5 phút |
Truyền TM: 5-100 mg/phút |
Đau đầu, nôn. Có thể giảm tác dụng nếu dùng lâu dài. |
Esmolol - Tác dụng: 1-5 phút - Kéo dài: 10 phút |
Tiêm TM: 500 mg/kg/ph trong phút đầu Truyền TM: 50-300 mg/kg/ph |
Tụt HA, bloc nhĩ thất, suy tim, co thắt phế quản |
Phentolamine - TD: 1-2 phút -KD:3-10 phút |
Tiêm TM: 5-10 mg mỗi 5-15 phút |
Tụt HA, tim nhanh, đau đầu, đau ngực, đáp ứng THA nghịch thường. |
Hydralazine - Tác dụng: 10-20 phút - Kéo dài: 3-6 giờ |
Tiêm TM: 10-20 mg sau 20 phút nhắc lại (nếu không có đáp ứng) |
Ưu tiên dùng trong sản giật. Có thể gây tụt áp, suy thai, nhịp nhanh, đau đầu, nôn, viêm tắc TM tại chỗ. |
Nicardipine - Tác dụng: 1-5 phút - Kéo dài: 3-6 giờ |
Truyền 5 mg/giờ , có thể tăng 1,0-2,5 mg/giờ mỗi 15 phút, tối đa 15 mg/giờ |
Tụt áp, đau đầu, nhịp nhanh, nôn. |
Enalaprilat - TD:5-15 phút - KD: 1-6 giờ |
Tiêm TM 0,625-2,5 mg mỗi 6 h |
Tụt huyết áp. |
B. YHCT:
1. Thể âm hư dương xung:
Hay gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh.
• Triệu chứng: hoa mắt, nhức đầu, tai ù, dễ cáu gắt, miệng đắng, họng khô, ít ngủ, hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt sác.
- Thiên về âm hư: chóng mặt hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, hay quên, long bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác.
- Thiên về dương xung hay can hỏa thịnh: đầu đau dữ dội, mắt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch huyền sác có lực.
• Pháp chữa: Tư âm tiềm dương. Âm hư nhiều thì thiên về tư dưỡng can thận, dương xung nhiều thì bình can tiềm dương - thanh can tả hỏa
* Phương thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm
Thiên ma 6g |
Ích mẫu 16g |
Câu đằng 12g |
Dạ giao đằng 16g |
Phục linh 12g |
Hoàng cầm 12g |
Tang ký sinh 16g |
Chi tử 8g |
Đỗ trong 12g |
Thạch quyết minh 20g |
Ngưu tất12g |
|
Thiên về âm hư nhiều dùng bài lục vị quy thược hoặc kỷ cúc địa hoàng hoàn.
Lục vị quy thược:
|
|
Thục địa 16g |
Đanbì08g |
Sơn thù 08g |
Đương quy 08g |
Trạch tả 08g |
Bạch thược 08g |
Hoài sơn 12g |
|
Phục linh 08g |
|
Kỷ cúc địa hoàng hoàn:
|
|
Thục địa 16g |
Trạch tả 08g |
Sơn thù 08g |
Đan bì 08g |
Hoài sơn 12g |
Kỷ tử 12g |
Phục linh 08g |
Cúc hoa 12g |
|
|
Thiên về dương xung dùng bài long đởm tả can thang gia giảm:
|
|
Long đởm thảo 08g |
Sinh địa 14g |
Hoàng cầm 12g |
Sa tiên 16g |
Chi tử 12g |
Trạch tả 12g |
Sài hô 08g |
Cam thảo 04g |
Đương quy 08g |
Mộc thông 04g |
2. Thể can thận âm hư:
- Triệu chứng: nhức đầu chóng mặt, hoa mắt ù tai, hoảng hốt, dễ sợ, ngủ ít hay nằm mê, lưng gối yếu, miệng khô, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác (thiên về âm hư ).
Thiên về dương hư thì mặt trắng, chân gối mềm yếu, đi tiều nhiều, liệt dương di tinh, mạch trầm, tế...
- Phép chữa: tư dưỡng can thận. Thiên về âm hư thì bổ can thận âm, thiên về dương hư thì ôn dưỡng can thận.
- Phương thuốc:
Thiên về âm hư dùng bài: Lục vị quy thược hoặc kỷ cúc địa hoàng hoàn.
Thiên về dương hư: dùng bài Lục vị quy thược, kỷ cúc địa hoàng hoàn gia thêm các vị thuốc trợ dương: ba kích 12g, ích trí nhân 12g, đỗ trọng 10g....
3. Thể tâm tỳ hư:
- Triệu chứng: sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, hay đi phân lỏng, đầu choáng, mắt hoa, rêu lưỡi nhạt, mạch huyền tế.
- Pháp chữa: kiện tỳ bổ huyết an thần.
- Phương thuốc: Quy tỳ thang giagiảm
|
|
Bạchtruật12g |
Long nhãn 12g |
Đẳng sâm 12g |
Hòe hoa 08g |
Đương quy 12g |
Ngưutấtl2g |
Mộc hương 04g |
Hoàng cầm 08g |
Viễn chí 08g |
Tang ký sinh 12g |
Táo nhân 12g |
Đại táo 12g |
Thể đàm thấp: hay gặp ở người béo cholesterol tăng cao.
Triệu chứng: Người béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng, buồn nôn, ăn ngủ ít, rêu lưỡi trắng dính, miệng nhạt, mạch huyền hoạt.
- Pháp chữa: kiện tỳ trừ thấp hóa đàm.
- Phương thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.
|
|
Bán hạ chê 06g |
Cam thảo 06g |
Phục linh 08g |
Trần bì 06g |
Bạch truật 12g |
Thiên ma 16g |
Câu đẳng 16g |
Ngưu tất 16g |
Tang ký sinh 16g |
Ý dĩ 16g |
Hòe hoa 16g |
|
Ngoài các phương thuốc cổ phương trên có thể dùng đối pháp lập phương tùy theo từng chứng trạng và người bệnh để gia giảm cho hiệu quả và theo kinh nghiệm của mỗi người.
III. PHÒNG BỆNH:
Dự phòng cấp I
Đối với những người chưa bị tăng huyết áp cần lưu ý vấn đề sinh hoạt hàng ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe phải khám định kỳ để phát hiện tăng huyết áp hay các bệnh liên quan. Trong đối tượng nầy chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cho dù những lần đầu chưa phát hiện tăng huyết áp nhưng cần trao đổi tuyên truyền để phối hợp dự phòng cùng nhân viên y tế tuyến trước.
Dự phòng cấp II
Đối với người đã tăng huyết áp, cần phải chặt chẽ hơn nữa trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo dõi huyết áp đều đặn và có kế hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển, tác dụng phụ của thuốc. Cần chú ý yếu tố kinh tế trong điều trị vì đây là một liệu trình lâu dài, tốn kém.
Tiên lượng bệnh nhân thường phụ thuộc vào:
Trị số huyết áp: Trị số huyết áp càng cao thì tỷ lệ tử vong càng lớn.
Các biến chứng: Là yếu tố tiên lượng gần rất quan trọng nhất là khi có biến chứng.
Về tiên lượng xa: Cholesterol máu có vị trí quan trọng vì dễ đưa đến xơ vữa động mạch vành, nhồi máu cơ tim sau này.
Vấn đề điều trị cũng giữ vai trò đáng kể, tiên lượng khả quan nếu điều trị sớm, đúng cách, có theo dõi lâu dài
(Lượt đọc: 15895)
Tin tức liên quan
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều