U HỖN HỢP TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI
(Cập nhật: 26/11/2017)
U HỖN HỢP TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI
I. ĐỊNH NGHĨA
U hỗn hợp tuyến mang tai là u lành tính, nằm ở vùng tuyến mang tai, có thể
trong hay ngoài tuyến.U phát triển chậm, dễ tái phát và có thể chuyển dạng thành ác tính .
II. NGUYÊN NHÂN
U có nguồn gốc từ biểu mô ống tuyến và cơ biểu mô.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
1.1 Lâm sàng
- Giai đoạn đầu
+ Mặt bình thƣờng, không biến dạng.
+ Vùng dƣới dái tai, trƣớc nắp tai hoặc phía trong góc hàm xuất hiện 1 khối
nhỏ, đƣờng kính nhỏ hơn 1cm, không đau, di độ ng dễ, sờ chắc đều, da không dính
với u. Ấn u vào xƣơng hàm có thể cảm thấy nhƣ sụn trên xƣơng (dấu hiệu Nelaton).
+ Khám lỗ ống Stenon thấy bình thƣờng.
+ Không sờ thấy hạch ngoại vi.
- Giai đoạn toàn phát
+ U to dần, không đau.
+ U ở vùng mang tai, làm biến dạng mặt. Màu sắc da phía trên u bình thƣờng.
+ Sờ u thấy ranh giới rõ, mật độ không đều, có chỗ rắn chắc, có chỗ mềm.
- Giai đoạn muộn
+ U phát triển nhanh và gây đau.
+ U dính với mô xung quanh, ranh giới không rõ và có thể có loét trên bề mặt
u.
+ Có thể có hạch ở vùng mang tai, dƣới hàm và máng cảnh.
1.2. Cận lâm sàng
- X quang
+ Chụp tuyến có bơm chất cản quang vào ống tuyến: thấy ống tuyến giãn
rộng, các nhánh của ống tuyến bao quanh u giống hình ảnh quả bóng trong lòng bàn tay.
+ CT Scanner, MRI: thấy rõ hình ảnh khối u.
- Xét nghiệm mô bệnh học
+ U gồm tổ chƣ́ c liên bào và chất đệm liên kết, có thể xuất phát từ liên bào, túi
tuyến hay ống tiết, làm thành những nhân hay những tế bào trụ khối, ái toan, ái
kiềm, tế bào liên bào cơ. Đôi khi là nhƣ̃ng liên bào dị sản hoặc không biệt hóa.
+ Chất đệm thay đổi, thƣờng có tính chất phù nề, gồm các diện thể trong hay
thể nhầy
+ Tế bào liên bào nằm giƣ̃a tổ chƣ́ c đệm giống nguyên bào sụ n làm ta có th ể
nhầm là thể sụn giả.
+ Ít có nhân chia, không có tế bào dị hình.
+ Tùy tuổi u mà ta có thể thấy nhiều liên bào hay tổ chƣ́ c đệm, ít liên bào.
2. Chẩn đoán phân biệt
- Nang tuyến nƣớc bọt mang tai: siêu âm có hình ảnh có dịch trong lòng nang.
- U thần kinh vùng mang tai: phân biệt dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lý.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
Phẫu thuật cắt bỏ u và tuyến nƣớc bọt mang tai, bảo tồn thần kinh VII.
2. Điều trị cụ thể
- Phẫu thuật u và tuyến nƣớc bọt mang tai
+ Vô cảm.
+ Rạch da.
+ Bộc lộ u và tuyến.
+ Xác định các nhánh của dây thần kinh VII.
+ Cắt bỏ toàn bộ u và tuyến mang tai, bảo tồn các nhánh dây thần
+ kinh VII.
+ Cầm máu.
+ Đặt dẫn lƣu.
+ Khâu phục hồi theo giải phẫu.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lƣợng
- Nếu phát hiện sớm, phẫu thuật triệt để thì sẽ có kết quả tốt.
- Nếu phẫu thuật không triệt để, thì u dễ tái phát và có thể chuyển dạng thành
ác tính.
2. Biến chứng
- Chuyển dạng thành ác tính.
- Liệt dây VII.
VI. PHÒNG BỆNH
Khám chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ để phát hiện u sớm và điều trị kịp thời.
(Lượt đọc: 12049)
Tin tức liên quan
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều