PHÁC ĐỒ GÂY MÊ CHO BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG BỤNG
PHÁC ĐỒ GÂY MÊ CHO BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG BỤNG
1. Chuẩn bị bệnh nhân và phương tiện:
- Chuẩn bị các phương tiện theo dõi tốt nhất, các đường truyền dịch lớn, đủ dịch truyền và máu trong trường hợp vỡ tạng đặc.
- Tiền mê có thể sử dụng :
+ Benzodiazepam.
+ Các thuốc giảm đau dòng họ Morphin.
Tiền mê không nên đặt ra một cách hệ thống thường là khởi mê ngay.
- Bù nhanh 500 – 1000ml dịch trước khi tiến hành khởi mê, nếu bệnh nhân có chảy máu trong ổ bụng.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu thấp.
2. Khởi mê và duy trì mê:
- Tất cả các bệnh nhân CTB đều coi là có dạ dày đầy.
- Chỉ định nghiệm pháp Sellick cho tất cả các trường hợp.
- Thuốc khởi mê :
+ Ketamin thường được chỉ định cho bệnh nhân chấn thương bụng giảm khối lượng tuần hoàn.
+ Isoflurane 1-3% hoặc Sevoflurane 1- 2% hoặc Propofol 4 – 12 mg/kg/giờ.
+ Fentanyl liều bolus 0,05 – 0,1 mg/30 phút
+ Tiêm tĩnh mạch Pavulon hoặc Arduan, liều 0,04 – 0,08 mg/kg hoặc Esmeron 0,5 mg/kg.
+ Các thuốc giảm đau dòng họ Morphin được chỉ định dùng để phối hợp duy trì mê nhưng phải giảm liều.
+ Trì hoãn việc sử dụng giãn cơ không khử cực.
- Động tác mở bụng chỉ nên tiến hành khi cả kíp GMHS đã sẵn sàng
- .
3. Thoát mê :
- Bệnh nhân chưa được rút ống NKQ , thở máy khi:
+ Tình trạng thiếu máu nặng cần được sửa chữa.
+ Tụt HA kéo dài trước và trong phẫu thuật.
+ Tổn thương quá nặng nề.
+ Tụt nhiệt độ năng trong phẫu thuật.
+ Chấn thương bụng có tổn thương khác phối hợp như CTSN.
- Đảm bảo giảm đau tốt sau phẫu thuật.
(Lượt đọc: 3349)
Tin tức liên quan
- GÂY MÊ CHO BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
- PHÁC ĐỒ GÂY MÊ CHO BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG
- PHÁC ĐỒ GÂY MÊ CHO BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
- PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ SỐC NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH NHÂN TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT
- PHÁC ĐỒ GÂY MÊ CHO PHẪU THUẬT LẤY THAI
- PHÁC ĐỒ GÂY MÊ BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA
- PHÁC ĐỒ GÂY MÊ CỤ THỂ Ở MỘT SỐ BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TIM
- PHÁC ĐỒ GÂY MÊ PHẪU THUẬT NHỮNG NGƯỜI MANG BỆNH TIM
- PHÁC ĐỒ GÂY MÊ VÀ XỬ TRÍ Ở BỆNH NHÂN CÓ BỆNH PHỔI MẠN TÍNH
- PHÁC ĐỒ XỬ LÝ MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP TRONG GMHS Ở TRẺ EM
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều