HỘI CHỨNG DRESS (The Drug Reaction with Eosinophilia and Systemic Symptoms)
HỘI CHỨNG DRESS (The Drug Reaction with Eosinophilia and Systemic Symptoms)
I. ĐẠI CƯƠNG
Hội chứng DRESS là một phản ứng hiếm gặp do thuốc đặc trưng bởi tăng bạch cầu ái toan và tổn thương nội tạng.
II. Chẩn đoán
a) Tiêu chuẩn chẩn đoán: Tiêu chuẩn của Kardaun và cộng sự:
Triệu chứng |
Điểm |
||||
- 1 |
0 |
1 |
2 |
||
Sốt ≥38,5 độ C |
(-) |
(+) |
|
|
|
Hạch to |
|
(-) |
(+) |
|
|
Tăng bạch cầu ái toan trong máu |
|
(-) |
700-1499 |
|
|
Bạch cầu ái toan, nếu bạch cầu < 4000 |
|
(-) |
10-19,9% |
≥ 1500 |
|
Lympho không điển hình |
|
(-) |
(+) |
≥ 20% |
|
Tổn thương da |
Diện tích tổn thương da |
(-) |
|
>50% |
|
Thương tổn da gợi ý DRESS |
(-) |
(+) |
|
|
|
Sinh thiết da gợi ý DRESS |
|
(±) |
(+) |
|
|
Thương tổn nội tạng |
Gan |
|
(-) |
Nếu có 1 nội tạng (+) |
Nếu có ≥ 2 nội tạng (+) |
Thận |
|
(-) |
|||
Cơ/tim |
|
(-) |
|||
Tụy |
|
(-) |
|||
Các thương tổn nội tạng khác |
|
(-) |
|||
Tiến triển ≥ 15 ngày |
|
(-) |
(+) |
|
|
Có > 3 các xét nghiệm tính sau âm: Anti-ANA Cấy máu Huyết thanh virus viêm gan A, B, C Clamydial Mycoplasma |
|
|
(+) |
|
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
<2 điểm: loại trừ hội chứng DRESS
2-3 điểm: Có thể
4-5 điểm: Rất có khả năng
>5 điểm: chẩn đoán xác định hội chứng DRESS
III. Điều trị
a) Nguyên tắc chung
- Ngừng ngay thuốc nghi ngờ và hạn chế dùng nhiều loại thuốc
- Bồi phụ nước, điện giải, dinh dưỡng phù hợp với xét nghiệm.
- Điều trị triệu chứng thương tổn nội tạng, theo dõi sát bằng xét nghiệm.
- Thể nhẹ, không có thương tổn nội tạng nặng: dùng corticoid tại chỗ.
- Nếu có thương tổn gan, phổi, thận: dùng corticoid toàn thân.
b) Điều trị cụ thể
- Người bệnh không có thương tổn nội tạng nặng (không có bằng chứng lâm sàng và xét nghiệm về thương tổn thận, phổi, men gan tăng < 3 lần bình thường, chỉ có thương tổn da từ nhẹ đến nặng): dùng corticosteroid tại chỗ nhóm mạnh hoặc vừa (clobetasol, betametason) 2-3 lần mỗi ngày trong 1 tuần..
- Người bệnh có thương tổn nội tạng nặng:
+ Thương tổn gan nặng: hạn chế tối đa các thuốc đào thải qua gan hoặc gây hại đến gan, theo dõi thương tổn gan bằng xét nghiệm và hỗ trợ chức năng gan. Trường hợp nặng chỉ có thể được giải quyết bằng ghép gan.
+ Thương tổn phổi hoặc thận nặng (có biểu hiện khó thở trên lâm sàng, thương tổn phổi trên X-quang và thiếu oxy máu hoặc creatinin tăng >150% bình thường, protein niệu, đái máu): dùng corticosteroid toàn thân (methylprednisolon, prednisolon) liều trung bình đến cao 0,5-2 mg/kg/ngày cho đến khi cải thiện lâm sàng và xét nghiệm. Sau đó, nên hạ liều thuốc trong 8-12 tuần để tránh tái phát.
(Lượt đọc: 11147)
Tin tức liên quan
- VIÊM DA TIẾP XÚC DỊ ỨNG (Allergic Contact Dermatitis)
- BỆNH DA DỊ ỨNG - MIỄN DỊCH VIÊM DA CƠ ĐỊA (Atopic dermatitis)
- BỆNH VIÊM DA DẠNG HERPES CỦA DUHRING-BROCQ (Dermatitis Herpetiformis)
- BỌNG NƯỚC DẠNG PEMPHIGUS (Pemphigoid)
- PEMPHIGUS
- VIÊM BÌ CƠ (Dermatomyositis)
- XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG (Systemic Sclerosis)
- BỆNH DA TỰ MIỄN LUPUT BAN ĐỎ HỆ THỐNG (Systemic Lupus Erythematosus - SLE)
- U MỀM LÂY (Molluscum Contagiosum)
- BỆNH HẠT CƠM (Warts)
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều